1 Mặt kia của “Ông Trăng” Tue Jul 17, 2012 9:48 pm
Admin
boss
Một tàu thăm dò của NASA đã chụp những bức ảnh cực kì chi tiết bề mặt phía kia của Mặt Trăng.
Tàu khảo sát Mặt Trăng (LRO) của NASA đã chụp các ảnh, được chuyển về cùng với một loạt những dữ liệu khác từ tàu vũ trụ tuần rồi. Những hình ảnh thực sự là một bức ghép hàng ngàn hình ảnh khác nhau của mặt kia Mặt Trăng bởi máy chụp trường rộng của tàu.
Những hình ảnh mới cung cấp cái nhìn đầy đủ về quá trình hình thành và thành phần của mặt kia của Mặt Trăng cho đến nay, và sẽ phục vụ như là một tài nguyên có giá trị cho cộng đồng khoa học, các nhà nghiên cứu cho biết.
Mặt xa của Mặt Trăng
Lực thủy triều giữa Mặt Trăng và Trái Đất đã ảnh hưởng đến chuyển động quay của Mặt Trăng mà vệ tinh hiện nay chỉ cho thấy một mặt của nó cho chúng ta, mà các nhà khoa học gọi là “mặt gần”. Còn “mặt xa" - đôi khi được gọi một cách không đúng là “mặt tối” – là bí ẩn đối với con người cho đến năm 1959, khi Liên Xô lần đấy phóng tàu vũ trụ Luna 3 để chụp ảnh Mặt Trăng.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã biết được rằng phía bên kia của Mặt Trăng là một nơi rất khác so với mặt gần.
Khu vực đất bazan rộng lớn được gọi là "Maria - biển", được hình thành bởi các hoạt động núi lửa rất lâu trước đây, bao phủ hầu hết mặt gần. Nhưng tác dụng núi lửa bazan rất hạn chế ở mặt xa, và kết quả là mặt xa chỉ có một vài khu vực maria bị cô lập, các nhà nghiên cứu cho biết.
Những hình ảnh mới được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu từ máy ảnh của LRO, một trong ba công cụ chụp ảnh trên tàu (LROC). Các quan sát của LROC chỉ là một phần nhỏ của một lượng dữ liệu cực lớn của vệ tinh gửi về vào ngày 14 tháng Ba. Khi kết hợp với nhau hoàn toàn, bảy khí cụ khoa học của LRO sẽ gửi về 192 terabyte dữ liệu vào lần tới - đủ để lấp đầy khoảng 41.000 đĩa DVD, các quan chức NASA cho biết.
Trong số các dữ liệu mới này của LROC là một bản đồ Mặt Trăng hoàn thiên với độ phân giải 100 m / pixel. Từng phân nhỏ hơn của Mặt Trăng cũng được cung cấp với độ phân giải lớn hơn, được ghép lại với nhau từ những quan sát được thực hiện bởi hai máy ảnh trường hẹp của LROC, các nhà nghiên cứu cho biết.
Và sẽ có nhiều hơn các bản đồ và ảnh ghép của bề mặt Mặt Trăng.
Đoạn phim ngắn: [You must be registered and logged in to see this link.]
"Các bản đồ từ LROC được đưa ra trong tuần tới sẽ không chỉ phục vụ cộng đồng khoa học quan tâm đến Mặt Trăng cho những năm tới, mà còn cung cấp một lộ trình thăm dò của con người đến hàng xóm gần nhất của chúng ta," trưởng điều tra LROC Mark Robinson, thuộc Đại học Bang Arizona, cho biết trong một tuyên bố.
Mặt Trăng của chúng ta từ khoảng cách 30 dặm.
NASA phóng tàu vũ trụ LRO với kinh phí 504 triệu đô la vào tháng 6 năm 2009 cùng với một đầu dò cũng gọi là LCROSS. LCROSS bị rơi vào một hố tối ở cực nam của Mặt Trăng vào tháng mười năm 2009 trong một cuộc tìm kiếm nước đá, mà nó tìm thấy.
LRO về kích thước bằng khoảng một chiếc xe hơi Mini Cooper, và nó được trang bị bảy khí cụ để quan sát Mặt Trăng. Phi thuyền vòng quanh Mặt Trăng theo một quỹ đạo cực, ở độ cao khoảng 31 dặm (50 km).
Đối với năm đầu tiên hoạt động, LRO đã dành phần lớn thời gian do thám Mặt Trăng để giúp NASA định kế hoạch cho các phi vụ thăm dò Mặt Trăng trong tương lai. Vào tháng chín năm 2010, tàu thăm kết thúc sứ mệnh này và chuyển sang một sứ mệnh khoa học thuần túy để giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về người hàng xóm gần nhất của Trái Đất.
Ngay cả trước khi dữ liệu mới nhất được đưa ra, LRO đã chuyển về một lượng dữ liệu khá lớn, giúp các nhà nghiên cứu tạo ra các bản đồ chi tiết nhất về bề mặt Mặt Trăng hơn bao giờ hết.
TUẤN THANH - HAAC
THEO SPACE.COM