1 10 điều đặc biệt về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời Tue Jul 17, 2012 9:53 pm
Admin
boss
TTO - Thế giới xung quanh Mặt Trời là một mớ linh tinh từ những thiên thạch thiếu sự sống cho đến những khối khí khổng lồ. Những hành tinh anh em của chúng ta đều có nhưng điểm rất đặc biệt, "mỗi người một vẻ".
Bề mặt bỏng cháy của Kim Tinh
Tuy Sao Kim không phải là hành tinh gần Mặt Trời nhất nhưng nhờ bầu khí quyển đặc sệt và độc hại mà nó giữ được sức nóng, giống như hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất. Nhiệt độ trên bề mặt Sao Kim có thể lên đến 465 độ, đủ làm cho chì nóng chảy.
"Sự tráo trở" của Thủy Tinh
Là hành tinh gần Mặt Trời nhất nên nhiệt độ bề mặt của Sao Thủy có thể dễ dàng đạt tới 450 độ, tuy nhiên do không có bầu khí quyển giữ nhiệt nên ban đêm nó có thể xuống đến âm 170 độ. Không ở đâu trong Hệ Mặt Trời có sự chênh lệch lớn như vậy.
Những ngọn gió của Hải Vương Tinh
Trên hành tinh này có những cơn gió phản lực bay tới vận tốc 2.400 km/giờ. Không hiểu ở đâu ra năng lượng cho những cơn gió nhanh nhất trong hệ như vậy cho dù Sao Hải Vương ở rất xa Mặt Trời, có khi còn xa hơn cả Pluto, và có lượng nội nhiệt khá yếu.
Trục quay dị thường của Thiên Vương Tinh
Không giống như các anh em của mình, Thiên Vương Tinh bị nghiêng tới mức nó gần như xoanh quanh Mặt Trời theo chiều ngang, với trục quay gần như chĩa thẳng vào Mặt Trời. Nhiều nhà thiên văn cho rằng sự lệch lạc này là do va chạm vào một hành tinh cỡ bằng trái đất trong buổi ban đầu.
Cao và thấp trên Hỏa Tinh
Hành tinh màu đỏ là nơi có những ngọn núi cao nhất và thung lũng sâu dài nhất trong toàn hệ. Ngọn Olympus Mons cao khoảng 27km, gần gấp ba lần đỉnh Everest. Còn thung lũng Valles Marineris có thể sâu từ 8 tới 10 km, và dài tới 4.000 km, tương đương chiều ngang nước Úc.
Vành đai Thổ Tinh
Thổ Tinh được biết đến nhờ những chiếc vòng này. Một chiếc như vậy, quá mờ để có thể thấy từ Trái Đất và chỉ mới được khám phá vào năm 2009, chí ít cũng to gấp 200 lần đường kính của hành tinh, đủ để chứa một tỉ Trái Đất trong đó.
Bão trên Hỏa Tinh
Những trận bão bụi trên Hỏa Tinh là to tát hơn cả, có thể bao trùm hết hành tinh Đỏ và kéo dài suốt mấy tháng. Một lý thuyết lý giải là do các phần tử bụi ở một khu vực nào đó nóng lên bất thường, tạo ra chênh lệch nhiệt độ. Không khí di chuyển từ chỗ nóng sang chỗ lạnh, tạo ra gió. Gió cuốn bụi lên không trung, tạo điều kiện cho chúng hấp thu sức nóng Mặt Trời, tạo thêm chênh lệch nhiệt độ, cứ như vậy mà bão phát triển không dừng.
Lục giác trên Thổ Tinh
Một lục giác bí ẩn trên Thổ Tinh do các camera trên vệ tinh Cassani của NASA chụp được, lớn bằng khoảng hai lần Trái Đất và có lẽ do những luồng gió tạo thành.
Đốm đỏ lớn trên Mộc Tinh
Điểm khác biệt nhất trên Mộc Tinh là đốm đỏ khổng lồ, một cơn bão lớn đã được quan sát từ 300 năm qua. Lúc phình to nhất nó bằng cỡ ba lần Trái Đất, nhưng cũng có khi nó biến mất hoàn toàn.
Không khí trên Trái Đất
Thật khó tin rằng Trái Đất là điều đặc biệt nhất trong Hệ Mặt Trời, vì nó ở ngay đây. Có thể Hỏa Tinh cũng từng có biển, nhưng không nơi đâu trong hệ có một bầu khí quyển đầy ắp oxy tự do, và đó là tiền đề cho một điều đặc biệt khác về Trái Đất: con người.
TIẾP TRƯƠNG (Theo Space)
Bề mặt bỏng cháy của Kim Tinh
Tuy Sao Kim không phải là hành tinh gần Mặt Trời nhất nhưng nhờ bầu khí quyển đặc sệt và độc hại mà nó giữ được sức nóng, giống như hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất. Nhiệt độ trên bề mặt Sao Kim có thể lên đến 465 độ, đủ làm cho chì nóng chảy.
"Sự tráo trở" của Thủy Tinh
Là hành tinh gần Mặt Trời nhất nên nhiệt độ bề mặt của Sao Thủy có thể dễ dàng đạt tới 450 độ, tuy nhiên do không có bầu khí quyển giữ nhiệt nên ban đêm nó có thể xuống đến âm 170 độ. Không ở đâu trong Hệ Mặt Trời có sự chênh lệch lớn như vậy.
Những ngọn gió của Hải Vương Tinh
Trên hành tinh này có những cơn gió phản lực bay tới vận tốc 2.400 km/giờ. Không hiểu ở đâu ra năng lượng cho những cơn gió nhanh nhất trong hệ như vậy cho dù Sao Hải Vương ở rất xa Mặt Trời, có khi còn xa hơn cả Pluto, và có lượng nội nhiệt khá yếu.
Trục quay dị thường của Thiên Vương Tinh
Không giống như các anh em của mình, Thiên Vương Tinh bị nghiêng tới mức nó gần như xoanh quanh Mặt Trời theo chiều ngang, với trục quay gần như chĩa thẳng vào Mặt Trời. Nhiều nhà thiên văn cho rằng sự lệch lạc này là do va chạm vào một hành tinh cỡ bằng trái đất trong buổi ban đầu.
Cao và thấp trên Hỏa Tinh
Hành tinh màu đỏ là nơi có những ngọn núi cao nhất và thung lũng sâu dài nhất trong toàn hệ. Ngọn Olympus Mons cao khoảng 27km, gần gấp ba lần đỉnh Everest. Còn thung lũng Valles Marineris có thể sâu từ 8 tới 10 km, và dài tới 4.000 km, tương đương chiều ngang nước Úc.
Vành đai Thổ Tinh
Thổ Tinh được biết đến nhờ những chiếc vòng này. Một chiếc như vậy, quá mờ để có thể thấy từ Trái Đất và chỉ mới được khám phá vào năm 2009, chí ít cũng to gấp 200 lần đường kính của hành tinh, đủ để chứa một tỉ Trái Đất trong đó.
Bão trên Hỏa Tinh
Những trận bão bụi trên Hỏa Tinh là to tát hơn cả, có thể bao trùm hết hành tinh Đỏ và kéo dài suốt mấy tháng. Một lý thuyết lý giải là do các phần tử bụi ở một khu vực nào đó nóng lên bất thường, tạo ra chênh lệch nhiệt độ. Không khí di chuyển từ chỗ nóng sang chỗ lạnh, tạo ra gió. Gió cuốn bụi lên không trung, tạo điều kiện cho chúng hấp thu sức nóng Mặt Trời, tạo thêm chênh lệch nhiệt độ, cứ như vậy mà bão phát triển không dừng.
Lục giác trên Thổ Tinh
Một lục giác bí ẩn trên Thổ Tinh do các camera trên vệ tinh Cassani của NASA chụp được, lớn bằng khoảng hai lần Trái Đất và có lẽ do những luồng gió tạo thành.
Đốm đỏ lớn trên Mộc Tinh
Điểm khác biệt nhất trên Mộc Tinh là đốm đỏ khổng lồ, một cơn bão lớn đã được quan sát từ 300 năm qua. Lúc phình to nhất nó bằng cỡ ba lần Trái Đất, nhưng cũng có khi nó biến mất hoàn toàn.
Không khí trên Trái Đất
Thật khó tin rằng Trái Đất là điều đặc biệt nhất trong Hệ Mặt Trời, vì nó ở ngay đây. Có thể Hỏa Tinh cũng từng có biển, nhưng không nơi đâu trong hệ có một bầu khí quyển đầy ắp oxy tự do, và đó là tiền đề cho một điều đặc biệt khác về Trái Đất: con người.
TIẾP TRƯƠNG (Theo Space)