1 Điểm danh các "sát thủ xinh đẹp" của tự nhiên Tue Jul 17, 2012 10:31 pm
Admin
boss
Sự ác độc ẩn sau bộ mặt dịu dàng của loài hoa
Có thể bạn là một người yêu hoa, say mê hoa. Nhưng bạn có biết rằng, tình yêu đó có thể vô tình làm hại bạn không? Có những loài hoa vô cùng xinh đẹp và kì lạ, nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bạn hãy đọc thật kĩ bài viết này để có sự phòng vệ tốt nhất cho bản thân trước vẻ đẹp của “sát thủ xinh đẹp” nhé!
Cây cà độc dược
Thật là tệ nếu như bạn ăn phải cây cỏ dại này! Chỉ cần nếm một chút thôi bạn sẽ được Jimsonweed truyền cho một chút “điên” gây ra một vài ảo giác, ảo ảnh, rồi co giật… và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế đóa hoa lộng lẫy được gọi là “chiếc kèn của thiên thần” này còn có một cái tên đáng sợ khác đó là “loài cỏ dại của quỹ dữ”.
Một ví dụ đáng sợ đã xuất hiện vào năm 1676, khi mà người ta còn “thiếu hiểu biết” về loài cây này. Một ý tưởng dại dột của nhóm binh sĩ Anh đó là làm một món salad từ loài cây Jimsonweed. Họ đã trải qua 11 ngày sống trong ảo giác, và thật may mắn là họ đã sống sót. Có lẽ những ảo giác co giật trong 11 ngày đấu tranh với tử thần sẽ ám ảnh họ suốt đời.
Cây thủy tùng (giống Taxus)
Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài cây này chưa? Đó là cây thủy tùng (hay còn gọi là thông nước) loại cây Giáng sinh, có những tán lá xanh lớn, rất thích hợp đề trồng ngoài hàng rào và sân lớn. Chúng đặc biệt với những quả đỏ lúc lắc trên cành. Nhưng hãy cảnh giác, vì cây thủy tùng không hề thân thiện một chút nào, nếu không muốn nói là cực kì nguy hiểm!
Hạt và lá của cây này có độc tính cao như taxanes, có thể gây ra hiện tương co giật, run cơ, khó thở và suy tim. Một cái chết đột ngột chờ sẵn với ai đã bất hạnh ăn phải nó. Tuy nhiên, đừng vội quay lưng lại ngay với cây thủy tùng, vì taxanes lại là một chất cơ sở để tạo ra những loại thuốc hóa trị thành công.
Cây ăn sâu bọ
“Tù binh” với vẻ mặt tội nghiệp biết rằng mình đang trong nhà tù chịu án… “tử hình”! Loài cây này có tên tiếng anh là Venus Flytrap, không có hàm răng sắc nhọn và bạn sẽ tự hỏi rằng làm sao chúng có thể “cắn” được con mồi? Thế nhưng sự “dịu dàng” của vẻ bề ngoài không thể che giấu được bộ mặt của sát thủ máu lạnh. Cũng may, nạn nhân của Venus Flytrap chủ yếu là côn trùng.
Quả của cây này có mùi thơm “mời gọi” những loài côn trùng tò mò đi qua. Một khi đã rơi vào bẫy thì số phận của con côn trùng ấy đã được định đoạt. Cây Venus Flytrap sẽ tiết enzym tiêu hóa chậm, hành hạ con mỗi đến khi chỉ còn là cái xác khô. Thật quá đáng sợ!
Cây ma cao
Cạnh tranh với loài Venus Flytrap những cây ma cao cũng là các sát thủ sâu bọ. Cũng với chiêu “tỏa hương”, tiết chất nhầy ngọt ngào quyến rũ con mồi. Một khi con mồi đã sa lưới, chúng sẽ bị mắc kẹt trong đông hỗn độn nhớp nháp, và sẽ chết vì nghẹt thở, hoặc kiệt sức khi cố gắng giải thoát bản thân. Cây ma cao sẽ hấp thụ, nhấm nháp con mồi dần dần.
Cây độc cần
Những chùm hoa trắng xinh xắn này có làm bạn siêu lòng không nào? Nếu đúng như vậy thì bạn đang dành tình yêu cho loài cây được mệnh danh là “món cháo của ma quỷ” đấy! Cây độc cần chứa chất coniine, một loại độc thần kinh gây ra chứng tê liệt các cơ bắp, đặc biệt là những vùng giúp bạn hít thở. Và nói đến đây, chắc bạn đã hình dung ra được cách mà cây độc cần “bóp ngạt” nạn nhân !
Cây cà độc dược - Atropa belladonna
Cây cà độc dược Atropa belladonna cho ra những bông hoa màu tím dịu dàng và những quả đen bóng rất đẹp mắt. Nhưng bạn đừng tò mò muốn nếm thử hương vị, dù chỉ là một lần. Cũng giống như cây cà Jimsonweed, Atropa belladonna cũng khiến nạn nhân bị ảo giác, mê man và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, thì Atropa belladonna cũng có một ứng dụng tốt. Loại thuốc atropine, dành cho những bệnh nhân tim mạch có nguồn gốc từ loài cây này. Atropa belladonna có quan hệ họ hàng với rất nhiều loại thực vật quen thuộc như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt và cả thuốc lá. Vậy là mỗi gia đình cũng có một vài thành phần không tốt và Atropa belladonna là một thành viên như thế !
Cây trúc đào - Nerium oleander
Cánh hoa tím hồng dịu dàng mỏng manh thực sự sẽ quyến rũ được những kẻ yêu hoa. Thế nhưng dường như, “em” càng đẹp thì lại càng độc ác. Bạn biết không, chỉ một chiếc lá của cây trúc đào này cũng có thể giết chết một đứa trẻ hoặc một chú mèo tò mò nghịch dại. Nhưng cũng may mắn là những người trưởng thành thì không hề có thói quen “ngậm nhấm” loại cây này.
Theo nghiên cứu, cây trúc đào gây ra một loạt các triệu chứng vô cùng khó chịu là buồn nôn, tiêu chảy, mờ mắt, chóng mặt, mất phương hướng, thấy quầng sáng lạ, tụt huyết áp, tim đập bất thường và dĩ nhiên… sẽ ngừng đập.
Cây mã tiền - Strychnos nux-vomica
ây nắp ấm được mệnh danh là loài thực vật ăn thịt vô cùng đáng sợ. Nếu như những loài cây khác chỉ có thể “tiêu hóa” những con vật nhỏ như nhện, côn trùng, động vật gặm nhấm, thì cây nắp ấm đủ lớn để bẫy và “ăn” hết một con chuột. Làm sao chúng có thể làm được điều này?
Chiếc túi của cây nắp ấm được sinh ra để trở thành một cái “bẫy chuột” vừa vặn. Khi sa lưới, con mồi sẽ được “tắm” trong enzym tiêu hóa và chết dần chết mòn! Nhưng những chú chuột sống ở thành phố hãy yên tâm bởi “sát thủ máu lạnh” này chỉ sống ở đảo của Mindanao, thuộc Philippines.
Cây thầu dầu - Ricinus communis
Chẳng ai có thể tưởng tượng loài cây rực rỡ và có phần yếu đuối này lại có thể gây chết người. Thế nhưng quả cây thầu dầu có thể giết chết không chỉ trẻ em mà cả một người trưởng thành khỏe mạnh. Người ta tìm thấy chất độc có tên là Ricin trong hạt thầu dầu. Nhưng cây thầu dầu không tự mình sản xuất ra chất Ricin, mà được tạo ra trong quá trình con người khai thác chế biến.
Cũng cần phải nói rằng, cho dù mang trong mình độc tính, nhưng nếu được chế biến và sử dụng với mục đích tích cực thì cây thầu dầu vẫn được coi là loại cây có ích.
Có thể bạn là một người yêu hoa, say mê hoa. Nhưng bạn có biết rằng, tình yêu đó có thể vô tình làm hại bạn không? Có những loài hoa vô cùng xinh đẹp và kì lạ, nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bạn hãy đọc thật kĩ bài viết này để có sự phòng vệ tốt nhất cho bản thân trước vẻ đẹp của “sát thủ xinh đẹp” nhé!
Cây cà độc dược
Thật là tệ nếu như bạn ăn phải cây cỏ dại này! Chỉ cần nếm một chút thôi bạn sẽ được Jimsonweed truyền cho một chút “điên” gây ra một vài ảo giác, ảo ảnh, rồi co giật… và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế đóa hoa lộng lẫy được gọi là “chiếc kèn của thiên thần” này còn có một cái tên đáng sợ khác đó là “loài cỏ dại của quỹ dữ”.
Một ví dụ đáng sợ đã xuất hiện vào năm 1676, khi mà người ta còn “thiếu hiểu biết” về loài cây này. Một ý tưởng dại dột của nhóm binh sĩ Anh đó là làm một món salad từ loài cây Jimsonweed. Họ đã trải qua 11 ngày sống trong ảo giác, và thật may mắn là họ đã sống sót. Có lẽ những ảo giác co giật trong 11 ngày đấu tranh với tử thần sẽ ám ảnh họ suốt đời.
Cây thủy tùng (giống Taxus)
Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài cây này chưa? Đó là cây thủy tùng (hay còn gọi là thông nước) loại cây Giáng sinh, có những tán lá xanh lớn, rất thích hợp đề trồng ngoài hàng rào và sân lớn. Chúng đặc biệt với những quả đỏ lúc lắc trên cành. Nhưng hãy cảnh giác, vì cây thủy tùng không hề thân thiện một chút nào, nếu không muốn nói là cực kì nguy hiểm!
Hạt và lá của cây này có độc tính cao như taxanes, có thể gây ra hiện tương co giật, run cơ, khó thở và suy tim. Một cái chết đột ngột chờ sẵn với ai đã bất hạnh ăn phải nó. Tuy nhiên, đừng vội quay lưng lại ngay với cây thủy tùng, vì taxanes lại là một chất cơ sở để tạo ra những loại thuốc hóa trị thành công.
Cây ăn sâu bọ
“Tù binh” với vẻ mặt tội nghiệp biết rằng mình đang trong nhà tù chịu án… “tử hình”! Loài cây này có tên tiếng anh là Venus Flytrap, không có hàm răng sắc nhọn và bạn sẽ tự hỏi rằng làm sao chúng có thể “cắn” được con mồi? Thế nhưng sự “dịu dàng” của vẻ bề ngoài không thể che giấu được bộ mặt của sát thủ máu lạnh. Cũng may, nạn nhân của Venus Flytrap chủ yếu là côn trùng.
Quả của cây này có mùi thơm “mời gọi” những loài côn trùng tò mò đi qua. Một khi đã rơi vào bẫy thì số phận của con côn trùng ấy đã được định đoạt. Cây Venus Flytrap sẽ tiết enzym tiêu hóa chậm, hành hạ con mỗi đến khi chỉ còn là cái xác khô. Thật quá đáng sợ!
Cây ma cao
Cạnh tranh với loài Venus Flytrap những cây ma cao cũng là các sát thủ sâu bọ. Cũng với chiêu “tỏa hương”, tiết chất nhầy ngọt ngào quyến rũ con mồi. Một khi con mồi đã sa lưới, chúng sẽ bị mắc kẹt trong đông hỗn độn nhớp nháp, và sẽ chết vì nghẹt thở, hoặc kiệt sức khi cố gắng giải thoát bản thân. Cây ma cao sẽ hấp thụ, nhấm nháp con mồi dần dần.
Cây độc cần
Những chùm hoa trắng xinh xắn này có làm bạn siêu lòng không nào? Nếu đúng như vậy thì bạn đang dành tình yêu cho loài cây được mệnh danh là “món cháo của ma quỷ” đấy! Cây độc cần chứa chất coniine, một loại độc thần kinh gây ra chứng tê liệt các cơ bắp, đặc biệt là những vùng giúp bạn hít thở. Và nói đến đây, chắc bạn đã hình dung ra được cách mà cây độc cần “bóp ngạt” nạn nhân !
Cây cà độc dược - Atropa belladonna
Cây cà độc dược Atropa belladonna cho ra những bông hoa màu tím dịu dàng và những quả đen bóng rất đẹp mắt. Nhưng bạn đừng tò mò muốn nếm thử hương vị, dù chỉ là một lần. Cũng giống như cây cà Jimsonweed, Atropa belladonna cũng khiến nạn nhân bị ảo giác, mê man và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, thì Atropa belladonna cũng có một ứng dụng tốt. Loại thuốc atropine, dành cho những bệnh nhân tim mạch có nguồn gốc từ loài cây này. Atropa belladonna có quan hệ họ hàng với rất nhiều loại thực vật quen thuộc như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt và cả thuốc lá. Vậy là mỗi gia đình cũng có một vài thành phần không tốt và Atropa belladonna là một thành viên như thế !
Cây trúc đào - Nerium oleander
Cánh hoa tím hồng dịu dàng mỏng manh thực sự sẽ quyến rũ được những kẻ yêu hoa. Thế nhưng dường như, “em” càng đẹp thì lại càng độc ác. Bạn biết không, chỉ một chiếc lá của cây trúc đào này cũng có thể giết chết một đứa trẻ hoặc một chú mèo tò mò nghịch dại. Nhưng cũng may mắn là những người trưởng thành thì không hề có thói quen “ngậm nhấm” loại cây này.
Theo nghiên cứu, cây trúc đào gây ra một loạt các triệu chứng vô cùng khó chịu là buồn nôn, tiêu chảy, mờ mắt, chóng mặt, mất phương hướng, thấy quầng sáng lạ, tụt huyết áp, tim đập bất thường và dĩ nhiên… sẽ ngừng đập.
Cây mã tiền - Strychnos nux-vomica
ây nắp ấm được mệnh danh là loài thực vật ăn thịt vô cùng đáng sợ. Nếu như những loài cây khác chỉ có thể “tiêu hóa” những con vật nhỏ như nhện, côn trùng, động vật gặm nhấm, thì cây nắp ấm đủ lớn để bẫy và “ăn” hết một con chuột. Làm sao chúng có thể làm được điều này?
Chiếc túi của cây nắp ấm được sinh ra để trở thành một cái “bẫy chuột” vừa vặn. Khi sa lưới, con mồi sẽ được “tắm” trong enzym tiêu hóa và chết dần chết mòn! Nhưng những chú chuột sống ở thành phố hãy yên tâm bởi “sát thủ máu lạnh” này chỉ sống ở đảo của Mindanao, thuộc Philippines.
Cây thầu dầu - Ricinus communis
Chẳng ai có thể tưởng tượng loài cây rực rỡ và có phần yếu đuối này lại có thể gây chết người. Thế nhưng quả cây thầu dầu có thể giết chết không chỉ trẻ em mà cả một người trưởng thành khỏe mạnh. Người ta tìm thấy chất độc có tên là Ricin trong hạt thầu dầu. Nhưng cây thầu dầu không tự mình sản xuất ra chất Ricin, mà được tạo ra trong quá trình con người khai thác chế biến.
Cũng cần phải nói rằng, cho dù mang trong mình độc tính, nhưng nếu được chế biến và sử dụng với mục đích tích cực thì cây thầu dầu vẫn được coi là loại cây có ích.