Club 10b
Club 10b
nhac
Latest topics
» Hướng Dẫn Kiếm Bằng Satavina đây !!!
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Sep 05, 2012 7:45 pm by Admin

» Hack Au 2 By Mousd mod
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Sep 05, 2012 7:05 pm by Admin

» Hướng Dẫn Kiếm TIền QUan Mạng Đây
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Sep 05, 2012 2:08 pm by Admin

» [ MV ] Anh Và Em (A & E) - JustaTee, Emily (M4ME Family) ( LadyKillah Pro ) - JustaTee
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 10:04 am by Admin

» MV Xin anh đừng - Emily ft LK, JustaTee
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 10:03 am by Admin

» Ý Niệm- Kyo ft Zenky Rap Việt
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 10:02 am by Admin

» Nỗi Đau Lặng Thầm 2 - Mr.Dark, Kaisoul, Amy, Kim Joon Shin
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 10:00 am by Admin

» Top Games Mobile Online
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 9:30 am by Admin

» Bộ sưu tập xế độ của David Beckham
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_icon_minitimeWed Jul 18, 2012 8:18 am by Admin

September 2024
MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Top posters
Admin
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_lcapPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_voting_barPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_rcap 
meomun_95
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_lcapPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_voting_barPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_lcapPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_voting_barPhân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.  I_vote_rcap 


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

boss
boss
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hang tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thảng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua lăng Bác
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

…………………………………..................Bài tham khảo:

Những ai lần đầu tiên được vào viếng lăng Bác, sắp được thấy tận mắt bác Hồ, vị lãnh tụ, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi cái cảm xúc ngỡ ngàng , bồi hồi khó tả. Qua tác phẩm “viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy rõ cái cảm xúc đặc biệt ấy . Bài thơ là một sự dồn nén, kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác , không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào miền Nam và những người cũng như nhà thơ, tuy chưa từng một lần gặp Bác trong thực tế bằng xương bằng thịt, nhưng đã nghìn lần gặp bác trong giấc mơ , trong hoài niệm, lí tưởng cao đẹp nhất của mình.

Câu mở đầu bài thơ giản dị và chân chân chất nói lên hoàn cảnh viếng lăng Bác, mở ra một không khí thân mật, trang nghiêm mộc mạc.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Câu thơ dường như không nói gì nhiều, nhưng vì sao đọc lên nghe cứ rưng rưng. Miền Nam là mảnh đất cha ông xưa đi mở cõi, trong chiến tranh lại là nơi đi trước về sau của muôn vàn sự gian khó. Vì vậy, khi được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của đất Bắc – trái tim của cả nước, cảm xúc của nhà thơ đại diện cho những đứa con xa- miền Nam không khỏi ngỡ ngàng như bước vào một giấc mơ tưởng chừng không có thực. Câu thơ thật vừa mừng hôn xiết lại vừa thật xót xa. Một cái gì như kiềm nén trong lòng bỗng òa ra tức tưởi. Hai mảnh đất, hai địa đầu của đất nước đã được nối liền bằng một cuộc hành hương của nhà thơ. Cái đầu tiên khi tới thăm lăng Bác nhà thơ bắt gặp được là hình ảnh của hàng tre quen thuộc đến nao lòng, gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của đất nước, quê hương.

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

Chữ “đã” trong câu thơ là một cái cử chỉ thân yêu, một hành động tay bắt mặt mừng vồn vã dù được thực hiện bằng một thứ tiếng nói vô ngôn. Cây tre từ bao đời đã trở thành biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam với bao đức tính Việt Nam đặc biệt cao quý. “Thân gầy guộc, lá mong manh. Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”. Từ thời bình minh lịch sử nước ta, Thánh Gióng đã nhổ tre đuổi sạch giặc Ân. Gần hơn nữa, nhân dân miền Nam từ gậy tầm vông đã làm nên những chiến thắng vang dội địa cầu. Bởi vậy cây tre là hình ảnh tiêu biểu sinh động cho tinh thần bất khuất, chí anh hùng của dân
tộc ta.

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
.Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.”

Một từ cảm thán đứng đầu câu, đã mở ra bao tầng cảm nghĩ. Màu xanh của tre, trúc chỉ là một chuyện thường tình, nhưng một linh hồn Việt Nam, một cốt cách Việt Nam đã in trọn vẹn dấu ấn của mình vào đó. Đằng sau cái khói sương mơ hồ thực ảo, thấp thoáng một dáng đứng Việt Nam, một dáng đứng của bốn ngàn năm dựng nước “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, bền bỉ, dẻo dai, vĩnh hằng, bất biến là những phẩm chất riêng của dân tộc Việt Nam mới có.Trên cái nền hàng tre trong sương, cội nguồn của dân tộc ấy, nhà thơ đả tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng hằng ngày với lòng tôn kính đặc biệt .

“Ngày ngày mặt trời đi qua lăng Bác
Thấy một mặt rời trong lăng rất đỏ ”

Mặt trời chiếu sáng nơi nơi. Ánh sáng mặt trời là nguồn sống cho mọi sinh vật trên trái đất này. Giống như mặt trời Bác Hồ cũng là một nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh vĩ đại, Mặt trời – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. bác Hồ là vầng thái dương rạng rỡ, không những soi đường dẫn lối cho chúng ta đi, mà còn sưởi ấm cho mỗi trái tim con người Việt Nam chúng ta nữa.

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Những hình ảnh trên vừa tả thực vừa có ý nghĩa trượng trưng , cuộc đời của dòng người bất tận này đã nở hoa dưới ánh sáng của Mặt trời – Bác Hồ. Những bông hoa tươi thắm ấy đang tiến dâng lên người . “Bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín tuổi của Bác. Cái hình tượng thơ cứ hồn nhiên lan tỏa với hương vị đầm ấm ngọt ngào, nhằm tôn vinh một con người mà giờ đây đã trở thành tất cả. Bác là tất cả, nhưng Bác chỉ là một con người như tất cả chúng ta.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Câu thơ tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh , trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ trong lăng Bác.Đồng thời hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền lại gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn thanh khiết và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác. Phút giây bên Bác là giây phút thiêng liêng nhất. Cảm xúc dâng trào thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả quy luật sinh tử của tạo hóa.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Cuộc đời Bác như mặt trời. Giấc ngủ Bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử hòa nhập vào trời xanh. Với các hình ảnh vĩnh hằng, kì vĩ “mặt trời, mặt trăng, trời xanh” nối tiếp nhau trong bài thơ cho ta thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người. Về vị trí thì biết trời xanh là mãi mãi, còn tình cảm thì sao nghe nhói ở trong tim. Dù tin rằng Bác sống vĩnh viễn như trời xanh hiện thân cho những gì mạnh mẽ, tốt đẹp nhất của chúng ta, nhưng mấy chục triệu người Việt Nam vẫn đau lòng, nuốt tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. Khổ thơ cuối liền mạch với cảm xúc dạt dào của tác giả, là niềm lưu luyến dâng lên bất tận. Tuy còn đứng bên Bác mà nhà thơ đã bịn rịn, tiếc nuối nghĩ đến phút chia xa.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt ”

Tình cảm ở đây chân thành và bộc trực biết bao ! Nghĩ đến ngày mai về miến Nam, nỗi thương xót làm trào rơi nước mắt, không phải rưng rưng rớm rớm mà là “trào”, một cảm xúc mãnh liệt. Câu thơ không chút gì chải chuốt, vậy mà khi đọc lên không thể nào không xúc động. Kết thúc trọn vẹn bài thơ là ước vọng thành kính của nhà thơ và cũng là ước nguyện chung của bất cứ một người dân Việt Nam nào.

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ”

Tình thương xót như kìm nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi nhí nhảnh bên một người đã hi sinh cả một đời vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng Bác, một làn hương như thực như hư “đâu đây” thoang thoảng điểm tô cho Bác. Và thật đáng trân trọng khi tác giả mơ ước mình trở thành một trong số những cây tre mộc mạc nhưng thủy chung ,“trung hiếu”, hiên ngang của hàng tre Việt Nam làm đẹp cho quê hương đất nước theo Bác Hồ. Khép lại bài thơ hình ảnh cây tre, hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật tự nhiên.


“ Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay về Bác của nhà thơ Viễn Phương . Tuy mộc mạc giãn dị như sự thật, nhưng bài thơ không những giàu hình ảnh mà còn giàu chất suy tưởng, chất lãng mạn trữ tình, đằm thắm, cộng với nghệ thuật luyến láy ngôn ngữ của nhà thơ đã làm nên một sức gợi cảm sâu lắng, không dễ chi quên.

https://tapthe10b.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết